Thúc đẩy Tài chính toàn diện tích hợp với ESG và CSR

Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là một chính sách hoạt động thiết thực nhằm mang đến cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính thiết yếu cho mọi cá nhân với các hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Đây chính là những nỗ lực để giúp tất cả mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn thu nhập yếu kém có thể sử dụng các dịch vụ tài chính như tài khoản ngân hàng, tiết kiệm, thẻ tín dụng, khoản vay, bảo hiểm và đầu tư.

Trong những năm gần đây, sự yêu cầu từ nhà nước và các nhà đầu tư đối với các tổ chức xây dựng các hoạt động xung quanh chính sách Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) và Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) ngày càng lớn. Tài chính toàn diện là một trong các chiến dịch hoạt động tạo tác động xã hội lớn, kể cả về giáo dục tài chính.

Nếu bạn đang thắc mắc về sự liên quan giữa Tài chính toàn diện (financial inclusion) với ESG và CSR, chúng tôi đã vẽ bản infographic dưới đây giúp bạn hiểu nhanh nhất về nó. Nếu bạn đại diện cho tổ chức của bạn, minh họa trong infographic cho thấy sự tương tác của toàn hệ sinh thái khi cùng chung tay phát triển Tài chính toàn diện cho khách hàng, nhân viên và cộng đồng của mình. Và các hoạt động thực tiễn này, công ty bạn đã tuân thủ và nâng tầm định vị thương hiệu khi tích hợp các chiến lược tài chính toàn diện vào khuôn khổ của ESG và CSR. Từ đó các tổ chức có thể có những báo cáo minh bạch, hiệu quả, liệt kê rõ ràng các chỉ số tác động (impact metrics) đến với nhà nước, nhà đầu tư, và các lãnh đạo của mình.

Dù công ty bạn là đơn vị tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, fintech, hay tổ chức doanh nghiệp đều có thể tham gia phát triển Tài chính toàn diện. Đặc biệt tổ chức tài chính lại cần phải tiên phong, kết hợp với giáo dục tài chính cho cộng đồng. Không chỉ hướng dẫn dạy về sản phẩm tài chính, mà còn phải trao các kỹ năng kiến thức quản lý tài chính. Nếu không phải là tổ chức tài chính, thì AI sẽ là người tiên phong trong công tác Tài chính toàn diện và giáo dục tài chính?

Với các tập đoàn doanh nghiệp muốn tham gia thúc đẩy tài chính toàn diện, việc chăm sóc sức khỏe tài chính của nhân viên bằng cách đào tạo kiến thức tài chính sẽ tạo nên sự gắn kết nhân sự và hòa nhập hơn trong môi trường công ty.

Tất cả những hoạt động trên, nhằm phục vụ chữ S (Social Impact) trong chữ ESG và CSR – tác động xã hội bằng thúc đẩy Tài chính toàn diện (Financial Inclusion).

Những điểm chính trong Infographic

1. Củng cố các mối quan hệ: các mối quan hệ của các tổ chức với khách hàng, nhân viên và cộng đồng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ tài chính toàn diện

2. Các hoạt động: có rất nhiều hoạt động tài chính toàn diện khác nhau như đào tạo quản lý tài chính, các dự án phát triển cộng đồng và hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận.

3. Tuân thủ và uy tín: thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn ESG và CSR giúp nâng cao định vị thương hiệu và sự uy tín của tổ chức trong lĩnh vực tài chính toàn diện. Việc theo dõi các chỉ số tác động và báo cáo cấu trúc còn thể hiện sự minh bạch và cam kết đối với trách nhiệm xã hội.

4. Nỗ lực hợp tác: tham gia hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận, thực hiện các chương trình tình nguyện của nhân viên và các chương trình đào tạo nhằm tạo nên những nỗ lực tăng cường tài chính toàn diện.

Nếu công ty của bạn đang đặt các mục tiêu thúc đẩy tác động xã hội trong khuôn khổ ESG và CSR, tham khảo một dự án Tài chính toàn diện hoàn toàn có thể thực hiện được. Dù bạn đang ở vai trò trong ban Marketing, HR hay tổ chức cộng đồng, chúng tôi có thể đồng hành cùng bạn để có những chiến dịch phù hợp trong năm để phát triển và tuân thủ ESG-CSR cùng nhau.